Áp dụng hướng dẫn mới về kinh phí xác định mức độ khuyết tật

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 72/2024/TT-BTC hướng dẫn kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện việc xác định mức...
Thứ hai, 25 Tháng 9 2023 12:29

Nhân dịp Tết trung thu truyền thống, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với các nghệ nhân, thợ thủ công, các cá nhân và tập thể tổ chức chuỗi hoạt động trưng bày, trải nghiệm tại các điểm di sản trong khu phố cổ Hà Nội và không gian phố tranh bích hoạ phố Phùng Hưng từ ngày 22/9 - 29/9/2023 với chủ đề "Sắc màu Trung thu xưa".


Sắc màu Trung thu xưa - Ảnh 1.

Tết trung thu truyền thống của gia đình Hà Nội với mâm cỗ trung thu truyền thống. 

Đối với người Việt Nam, Tết Trung thu là một dịp quan trọng và có từ ngàn năm nay. Đây là thời gian mặt trăng tròn nhất, sáng nhất, cũng là thời gian thu hoạch xong mùa vụ và người dân bắt đầu tổ chức những lễ hội, mà tiêu biểu trong đó là lễ hội trăng rằm diễn ra vào ngày 15 của tháng 8 âm lịch hằng năm.

Trong dịp này, các gia đình cùng quây quần, vui vẻ sau thời gian lao động vất vả. Tục phá cỗ, trông trăng cũng thể hiện sự quan tâm chăm sóc, giáo dục trẻ em cả về vật chất lẫn tinh thần một cách cụ thể, tinh tế, sinh động và độc đáo của người Việt Nam. 

Sắc màu Trung thu xưa - Ảnh 2.

Trẻ em hào hứng tham gia trò chơi trên phố. 

Bởi lẽ đó, Tết trung thu còn là tết dành cho trẻ em, là dịp các em được vui chơi thoả thích, được thoả trí tưởng tượng và sáng tạo của bản thân trong các món đồ chơi đa dạng và giàu ý nghĩa.

Các hoạt động này nhằm giới thiệu văn hoá truyền thống, thúc đẩy phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh khu phố cổ Hà Nội nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung.


 

 

 

 

Tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội - 50 Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước giới thiệu trưng bầy tư liệu và ảnh với chủ đề "Trở về Trung thu xưa". Gần 80 tài liệu, tư liệu hình ảnh được trưng bày và sử dụng trong không gian tầng 1 của Trung tâm sẽ đưa công chúng quay ngược thời gian để tìm hiểu những nghi lễ Tết trung thu chốn Hoàng cung, không khí rộn ràng tiếng trống, rực rỡ đèn lồng, đèn ông sao, đèn con thỏ của Tết trung thu trên phố phường Hà Nội xưa. Ban Tổ chức sẽ trang trí, sắp đặt không gian và tổ chức trải nghiệm làm đồ chơi trung thu truyền thống vào các ngày từ 25/9 - 29/9/2023.

Tại Ngôi Nhà Di sản - 87 Mã Mây, phường Hàng Buồm là không gian Tết trung thu truyền thống của gia đình Hà Nội với mâm cỗ trung thu truyền thống, đèn trung thu: đèn con cua, đèn con cá cổ truyền và tổ chức giới thiệu, hướng dẫn làm bánh trung thu truyền thống vào các ngày 23 và 24/9/2023.

Tại Đình Đồng lạc - 38 Hàng Đào, phường Hàng Đào là không gian trang trí chủ đề Tết trung thu; giới thiệu, hướng dẫn làm đồ chơi truyền thống xưa và nay.

Tại Đình Kim Ngân, 42 – 44 Hàng Bạc: ảnh nghệ thuật trung thu truyền thống ứng dụng trong các sản phẩm quà tặng lưu niệm, thời gian từ ngày 25/9 – 29/9/2023.

Tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật – 22 Hàng Buồm, phường Hàng Buồm sẽ có hoạt động biểu diễn Rối cạn Tế Tiêu (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) vào lúc 20h00 ngày 28/9/2023;

Tại Không gian phố tranh bích họa phố Phùng Hưng, phường Hàng Mã có các gian hàng giới thiệu đồ chơi, các nghệ nhân và thợ thủ công hướng dẫn cách làm đồ chơi trung thu truyền thống, đèn ông sao, ông tiến sĩ, chuồn chuồn tre, tò he... Bên cạnh đó, tổ chức các chương trình biểu diễn đặc biệt bao gồm:

Với nhiều hoạt động trải nghiệm đa dạng, Ban Tổ chức mong muốn mang đến cho các em một sân chơi văn hóa bổ ích, góp phần đẩy mạnh các hoạt động giáo dục di sản của thủ đô, nâng cao ý thức bảo tồn, quảng bá các giá trị di sản văn hoá truyền thống, phát triển hệ sinh thái giáo dục sáng tạo trong cộng đồng, hướng tới hình thành thế hệ công dân hiểu biết về văn hoá di sản và có sức sáng tạo trên nền tảng đó.

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi