Cảnh báo tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ do thiết bị màn hình
Hiện nay, ngày càng nhiều trẻ em gặp tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ ở mức đáng báo động. Các chuyên gia cho biết...- Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử
- VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: "Mô hình hành động tập thể" tạo thay đổi tích cực và bền vững cho cộng đồng
Mới đây, Công ty TNHH Siberian Health Quốc tế (công ty phân phối sản phẩm thuộc thương hiệu Siberian Wellness tại Việt Nam)...Con gái thứ 2 mắc bệnh hội chứng thận hư, hai anh em sau cùng thì bị thiếu máu Thalassemia - những căn bệnh được xếp vào dạng bệnh nhà giàu vì tốn kém, điều trị cầm cự lâu dài chứ không bao giờ khỏi - trong khi nhà chị lại rất nghèo
"Một đứa bị bệnh, rồi hai đứa và giờ đến đứa thứ ba..."
Nỗi khó khăn, vất vả ngày càng lớn khi gia đình chị Trương Thị Thủy (45 tuổi, trú tại Đội 4, thôn Vân Hòa, xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) có 4 đứa con thì đã hết 3 đứa mắc bệnh.
Chỉ mỗi con gái đầu (25 tuổi) là khỏe mạnh, còn lại đứa nào cũng mang trong mình bệnh tật nhiều năm qua. Con gái thứ hai (23 tuổi) vừa tốt nghiệp trường ĐH Sư phạm Quảng Trị bị bệnh thận hư đã 10 năm nay. Hiện tại, bệnh tình có khá hơn nên chỉ cần nghỉ ngơi và uống thuốc. Nhưng mỗi khi căng thẳng hoặc suy nghĩ nhiều là bệnh lại tái phát.
Vì cha mẹ lo chữa bệnh cho các em nên hai chị gái phải vừa học vừa làm thêm để tự kiếm tiền nuôi sống bản thân. Hai em còn lại là Trương Anh Tuấn (15 tuổi) và Trương Thị Thanh Thúy (14 tuổi) đều mắc bệnh Thalassemia (bệnh thiếu máu do di truyền).
Từ khi sinh ra, Tuấn là một đứa bé khôi ngô, khỏe mạnh. Nhưng đến năm 2 tuổi, em đã bắt đầu có các triệu chứng của bệnh như: vàng da, chảy máu mũi hay biếng ăn. Lúc đó, cả gia đình chỉ nghĩ là những triệu chứng bình thường nên không đưa em đi khám. Khi bệnh tái phát nhanh chóng và có dấu hiệu tức ngực cũng như sốt cao thì em được chuyển vào Bệnh viện Trung ương Huế để điều trị. Dù đã 15 tuổi nhưng trông Tuấn rất gầy gò, ốm yếu bởi mỗi ngày em phải truyền thuốc đến 3 lần.
Hai anh em Tuấn, Thúy phải nằm viện suốt mấy năm trời vì bệnh
Trước đây, Tuấn còn bị bệnh viêm xương nên không hoạt động mạnh được. Em đã bị gãy tay 4 lần chỉ vì trượt chân ngã gần nhà. Suốt 7 năm trời, ngày nào mẹ cũng đưa đón đi học kể cả nắng mưa. Có lần, tưởng chừng cậu bé 15 tuổi không qua khỏi khi bị nhiễm trùng máu rất nguy kịch. "Gần 20 ngày phải nằm phòng cấp cứu, cả gia đình tôi dường như chẳng còn hy vọng nào nữa. Nhưng may mắn em nó đã vượt qua khỏi lần nguy kịch đó" – mẹ Tuấn xúc động kể lại.
Đó là khoảng thời gian khó khăn khi cả gia đình phải đối mặt với lần "thập tử nhất sinh" của đứa con trai duy nhất trong nhà. Đến tận bây giờ, khi thấy con ngày càng ốm dần vì bệnh, chị Thủy lại rưng rưng nước mắt. Qua bao nhiêu năm chật vật chữa bệnh cho Tuấn, gia đình chị Thủy lại đón nhận một nỗi đau khác khi biết tin đứa con út cũng bị bệnh như anh trai.
"Vào năm 2010, Thúy có những biểu hiện lạ giống Tuấn. Dường như, tôi chẳng còn can đảm để đưa con đi khám nữa! Đến năm 2012, bệnh tái phát, mũi của Thúy ngày một dẹt hơn và mặt cũng sưng lên. Thấy vậy, gia đình mới nhanh chóng đưa em nó vào viện".
Bỗng, đôi mắt của người mẹ rưng rưng với giọng nói nghẹn lại: "Một đứa bị bệnh, rồi hai đứa và giờ đến đứa thứ ba... Ông trời thật nhẫn tâm! Gieo bệnh tật cho 2 đứa con của tôi chưa đủ hay sao mà còn giày vò đứa con út đáng thương nữa vậy?!".
Bác sĩ Châu Văn Hà, Trưởng khoa nhi Tổng hợp 2, Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết: "Khi có triệu chứng da tái nhợt thì phải cho các cháu nhập viện liền. Bệnh của hai anh em cần được phẫu thuật cắt lách và ghép tủy thì mới có tiến triển. Nhưng để bệnh dứt khỏi thì không thể, vì bệnh này phải truyền máu và truyền thuốc thải sắt đến suốt đời".
Cả hai anh em đều phải truyền thuốc một ngày đến 3 lần
"Chưa có lần nào cha tụi nó ở viện quá một ngày!"
1 tháng phải tái khám 1 lần nên hai anh em thường xuyên nghỉ học và không theo kịp bài vở trên lớp. Do nhà quá xa nên khi vào đây rất tốn kém. Mỗi lần nhập viện khoảng 10 ngày, chị Thủy phải chi trả hơn 5 triệu đồng để mua thuốc ở ngoài cho hai con. Hơn nữa, nếu tính cả tiền ăn uống, sinh hoạt cho ba mẹ con thì cũng lên đến 6 – 7 triệu đồng. "Cũng may là hai đứa đều có bảo hiểm y tế được miễn giảm 100%" – chị Thủy cho biết.
Gia đình cũng thuộc diện hộ nghèo của xã. Để có tiền chữa bệnh cho các con, chị buộc thế chấp sổ đỏ và vay mượn anh em, bà con trong xóm. Số tiền hiện giờ đã hơn 80 triệu đồng mà chưa thể trả được. Nghề chủ yếu của hai vợ chồng là làm nông. Ở nhà cũng nuôi vài con gà, con lợn hoặc ai thuê gì thì làm đó để kiếm thêm tiền chữa bệnh cho con.
"Cha tụi nó chăm làm lắm. Một phần kiếm tiền nuôi gia đình, một phần lo bệnh cho các con nên từ ngày hai đứa nằm viện đến giờ, chưa có lần nào cha tụi nó ở viện quá một ngày! Có thăm cũng chỉ vào buổi tối rồi sáng sớm hôm sau lại tất bật về nhà và tiếp tục công việc kiếm tiền chữa bệnh cho con. Nhiều lúc thiếu thốn, phải tạm ứng với chủ trước 2, 3 tháng rồi từ từ làm để trả dần" – chị Thủy chia sẻ.
Dù đã 15 tuổi nhưng trông Tuấn rất gầy gò, ồm yếu
Gương mặt của đứa con út ngày càng biến dạng vì bệnh. Bệnh tật, ốm đau nhưng vẫn cả hai em vẫn mong được về nhà để đi học cùng bạn bè
Chị cho biết thêm : "Có lần bệnh viện bắt tạm ứng 500.000 đồng/1 bệnh nhân nhưng tôi xin tạm ứng 300.000 đồng cho hai đứa. Bởi nếu đóng một lần thì ba mẹ con sẽ chẳng biết lấy đâu ra tiền để mua cơm cho những ngày về sau...".
Mỗi người đều có những nỗi khổ của riêng mình. Có người chọn cách từ bỏ tất cả nhưng cũng có người cố gắng chịu đựng để vượt qua những khó khăn ấy dù tưởng chừng như tuyệt vọng. Vợ chồng chị Thủy cũng vậy, họ xem những đứa con là chỗ dựa tinh thần, là động lực để không gục ngã trước những thử thách của cuộc đời. Chẳng biết tương lai sẽ ra sao nhưng trong tâm thức của họ, chẳng có điều gì khác ngoài mong muốn con cái được khỏe mạnh, được vui chơi và học hành để giúp cho gia đình bớt khổ, bớt chật vật như bao năm qua.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
Chị Trương Thị Thủy, trú tại Đội 4, thôn Vân Hòa, xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị - Hiện đang ở cùng con tại phòng 417, Khoa Nhi Tổng hợp 2, Trung tâm Nhi khoa, BV Trung ương Huế
ĐT: 0169.862.3956
Theo Dân trí
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Đứa con đáng thương của một giáo viên nghèo - 24/09/2015 03:09
- Bác sĩ kê toa rẻ nhất cũng không đủ tiền chữa - 23/09/2015 05:35
- “Tai nạn thảm khốc đã cướp đi hết mọi thứ của con !” - 22/09/2015 23:25
- Cắt lúa đứt lìa chân cần tiền điều trị - 22/09/2015 04:36
- Xót xa cháu bé 2 tuổi mang nhiều căn bệnh quái ác - 21/09/2015 22:25
Các tin khác
- Nỗi niềm cay đắng của người cha mang trọng bệnh - 20/09/2015 01:25
- Để con nằm viện, cha làm phụ hồ kiếm tiền chữa bệnh - 19/09/2015 04:00
- Cha mẹ bất lực nhìn con thơ thoi thóp vì dị tật não - 18/09/2015 22:06
- Ước mơ dang dở của cô sinh viên ngoại ngữ - 18/09/2015 04:03
- Bé sơ sinh khát sữa trong cảnh cha cụt chân tay vì bỏng điện - 17/09/2015 22:55