Áp dụng hướng dẫn mới về kinh phí xác định mức độ khuyết tật
Để kiểm soát lượng đường trong máu, ngoài dùng thuốc người bệnh đái tháo đường cần chú ý tiêu thụ carbohydrate một cách hợp lý. Một nghiên cứu mới cho thấy những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 có thể được hưởng lợi từ việc cắt giảm carbs ngay cả khi họ không giảm được cân thừa.
1. Phát hiện chế độ ăn ít carbohydrate có lợi cho người bệnh đái tháo đường
Carbohydrate (carbs) là chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng vì nó cung cấp năng lượng để duy trì hoạt động của cơ thể. Sau khi ăn, cơ thể sẽ phân hủy carbs thành glucose (đường) để cung cấp năng lượng cho các tế bào. Glucose di chuyển vào máu và lượng đường trong máu tăng lên. Tuyến tụy sẽ giải phóng hormone insulin và cơ thể cần insulin để đưa glucose vào tế bào. Đối với những người mắc bệnh đái tháo đường gặp vấn đề với insulin khiến cơ thể không thể sử dụng được glucose làm cho glucose tăng cao trong máu.
Do đó, để kiểm soát lượng đường trong máu, các chuyên gia khuyên người bệnh đái tháo đường bên cạnh việc dùng thuốc cần phải chú ý đến việc lựa chọn cũng như tiêu thụ carbs một cách hợp lý.
Một nghiên cứu mới từ Đại học Alabama tại Birmingham phát hiện chế độ ăn ít carbohydrate có thể cải thiện khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu của cơ thể bằng cách tác động đến chức năng của các tế bào trong tuyến tụy gọi là tế bào beta.
Tế bào beta có chức năng sản xuất và giải phóng hormone insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu. Cắt giảm carbohydrate có thể cải thiện chức năng của tế bào beta mà không cần giảm cân.
Chế độ ăn ít carbohydrate có thể cải thiện khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu.
Nghiên cứu so sánh hai nhóm người lớn mắc bệnh đái tháo đường type 2: một nhóm tuân theo chế độ ăn ít carbohydrate và nhóm còn lại tuân theo chế độ ăn nhiều carbohydrate. Các nhà nghiên cứu đánh giá những chế độ ăn này ảnh hưởng đến chức năng tế bào beta và tiết insulin như thế nào.
Những người tham gia được yêu cầu ngừng dùng thuốc điều trị đái tháo đường trước khi nghiên cứu bắt đầu để theo dõi bất kỳ thay đổi nào về sức khỏe của họ liên quan đến chế độ ăn uống.
Tất cả những người tham gia đều được cung cấp bữa ăn. Chế độ ăn ít carbohydrate có lượng carbohydrate thấp, nhiều chất béo và chế độ ăn nhiều carbohydrate có lượng carbohydrate cao nhưng ít chất béo.
Vào cuối thời gian nghiên cứu, những người áp dụng chế độ ăn ít carbohydrate đã thấy khả năng sản xuất, lưu trữ và giải phóng insulin của các tế bào beta trong tuyến tụy được cải thiện gấp đôi để đáp ứng với glucose.
Nghiên cứu phát hiện ra rằng chế độ ăn ít carbohydrate cải thiện chức năng tế bào beta và tiết insulin, ngay cả sau khi tính đến bất kỳ sự sụt cân nào. Điều này có nghĩa là lợi ích của chế độ ăn ít carbohydrate không chỉ là do mọi người giảm cân.
Theo tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Barbara Gower, Chủ nhiệm Khoa Khoa học dinh dưỡng của Đại học Alabama, nghiên cứu này cho thấy, những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 khi áp dụng chế độ ăn ít carbohydrate có thể phục hồi các tế bào beta. Những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 nhẹ giảm lượng carbohydrate nạp vào có thể ngừng dùng thuốc và thưởng thức các bữa ăn và đồ ăn nhẹ có nhiều protein hơn đáp ứng nhu cầu năng lượng của họ.
"Cần nghiên cứu thêm để xác định xem chế độ ăn ít carbohydrate có thể phục hồi chức năng tế bào beta và dẫn đến thuyên giảm ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 hay không" - Tiến sĩ Barbara Gower cho biết.
Nguyên tắc ăn uống đối với người bệnh đái tháo đường là cần đảm bảo đủ dinh dưỡng, kiểm soát lượng carbohydrate ăn vào (vì carbohydrate ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu), tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Carbs được phân loại đơn giản và phức tạp tùy thuộc vào cấu trúc hóa học của thực phẩm và tốc độ tiêu hóa, hấp thu của chúng.
Carbs đơn giản: Thường được tìm thấy trong thực phẩm chế biến sẵn hoặc những thực phẩm có thêm đường như đồ uống có đường và đồ ăn nhanh. Cơ thể chúng ta tiêu hóa và phân hủy carbs đơn giản để cung cấp năng lượng nhanh chóng, nó có xu hướng gây tăng đột biến lượng đường trong máu.
Carbs phức tạp: Carbs có nhiều chất dinh dưỡng hơn carbs đơn giản, có nhiều chất xơ hơn, được tiêu hóa chậm hơn so với carbs đơn giản, cung cấp lượng đường ổn định hơn vào máu, có nghĩa là nó không gây tăng đột biến lượng đường trong máu.
Nguồn thực phẩm chứa carbs phức tạp bao gồm: rau, trái cây, các loại đậu, các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch, diêm mạch, lúa mạch...
Người bệnh đái tháo đường nên ưu tiên chọn carbs phức tạp.
Vì vậy, để duy trì lượng đường trong máu luôn ổn định, người bệnh đái tháo đường được khuyên nên ưu tiên nguồn thực phẩm chứa carbohydrate tốt là carbs phức tạp có nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ để duy trì ổn định lượng đường trong máu, giúp cân nặng khỏe mạnh.
Nên hạn chế hoặc tránh các thực phẩm có chứa nhiều carbohydrate đơn giản vì những thực phẩm này có chỉ số đường huyết cao, khi ăn vào cơ thể sẽ được hệ tiêu hóa hấp thụ rất nhanh, khiến lượng đường trong máu tăng đột biến.
Tin mới
- Bộ Y tế công bố 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý mới nhất - 02/12/2024 07:31
- Thuốc lá điện tử chứa các chất gây nghiện cao và làm tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe - 02/12/2024 07:27
- 7 thức uống buổi sáng khác tốt cho sức khỏe - 22/11/2024 04:21
- Vai trò quan trọng của khám sức khỏe định kỳ cho trẻ dưới 24 tháng tuổi - 20/11/2024 06:46
- Bệnh lý võng mạc do đái tháo đường - 15/11/2024 04:04
Các tin khác
- 5 thực phẩm giàu tinh bột kháng tốt cho hệ tiêu hoá - 01/11/2024 04:36
- Protein miễn dịch hỗ trợ điều trị ung thư đại trực tràng - 22/10/2024 03:25
- 5 loại trà thảo mộc tăng cường miễn dịch cho mùa thu đông - 18/10/2024 06:39
- 3 loại củ mùa thu giúp bổ não, tăng cường trí nhớ - 17/10/2024 03:54
- 8 lợi ích sức khỏe bất ngờ khi sử dụng giấm táo - 10/10/2024 06:34