Vai trò của người mua trong chuỗi cung ứng vô cùng quan trọng, nhu cầu tiêu thụ rau sạch sẽ thúc đẩy việc kiểm soát theo chuỗi từ cơ sở sản xuất. Từ nhu cầu ổn định, kế hoạch sản xuất và khả năng cung ứng của người sản xuất cũng được tính toán phù hợp hơn, tránh trường hợp phải trộn lẫn rau với các vùng khác để bảo đảm đủ đơn hàng.
Sản xuất rau an toàn cần kết nối cung cầu qua tiểu thương - Ảnh: VGP/Đỗ Hương |
Bộ (NN&PTNT) và JICA đang triển khai dự án “Tăng cường độ tin cậy trong lĩnh vực sản xuất cây trồng an toàn tại khu vực miền Bắc”, từ tháng 7/2016 đến tháng 7/2021. Dự án nhằm nâng cao năng lực giám sát và quản lý sản xuất cây trồng an toàn của các tổ chức có liên quan; xây dựng mô hình tốt về sản xuất cây trồng an toàn áp dụng GAP theo chuỗi cung ứng; đồng thời nâng cao nhận thức của tổ chức/cá nhân về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm an toàn.
Thiết lập mô hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm rau an toàn như vậy, dự án đã khảo sát, đánh giá điều kiện một số vùng sản xuất rau an toàn. Từ đó, đào tạo, tập huấn cho cán bộ quản lý, xã viên hợp tác xã sản xuất rau an toàn theo VietGAP, GAP cơ bản, hỗ trợ nâng cấp các khu vực sản xuất, sơ chế đóng gói đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Cùng với đó là hỗ trợ tiếp cận thị trường và tiêu thụ sản phẩm.
Đến nay, dự án đã hỗ trợ sản xuất và kết nối một số hợp tác xã sản xuất rau an toàn với Công ty TNHH Đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp VinEco. Theo ông Nguyễn Hữu Hưng, Giám đốc Hợp tác xã Yên Phú, trước khi hợp tác với VinEco, Hợp tác xã Yên Phú có đa dạng đối tượng người mua có hợp đồng như: bếp ăn tập thể, cửa hàng thực phẩm an toàn… Nhưng những người mua này đều chưa cung cấp được kế hoạch tiêu thụ trước nên gây khó khăn trong xây dựng kế hoạch sản xuất.
Theo bà Mamiya Chiyo, đồng trưởng nhóm tư vấn dự án, chuyên gia thị trường cho rằng, vai trò của người mua (người kinh doanh/người bán lẻ) trong chuỗi cung ứng vô cùng quan trọng. Những tiểu thương này sẽ quan tâm hơn đến việc kiểm tra/giám sát cơ sở sản xuất. Họ phải nắm được kế hoạch sản xuất và khả năng cung ứng của người sản xuất nhằm đặt hàng với số lượng phù hợp với khả năng sản xuất, tránh trường hợp phải trộn lẫn rau với các vùng khác để đảm bảo đủ đơn hàng.
“Người mua là tiểu thương sẽ đứng ở vị trí giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Do đó họ phải biết được các điều kiện và yêu cầu của cả người sản xuất và người tiêu dùng. Chẳng hạn như tại Nhật Bản, người tiêu dùng có thể yêu cầu, gợi ý về sản phẩm qua người mua tới người sản xuất. Người mua chịu trách nhiệm về độ an toàn của sản phẩm. Bởi vậy, người mua có vai trò quan trọng trong việc đóng góp để nâng cao chất lượng sản phẩm”, bà Mamiya Chiyo chia sẻ.
Tin mới
- Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với phụ gia thực phẩm - 05/02/2018 03:11
- Tăng cường kiểm soát chất lượng dịch vụ du lịch dịp Tết Mậu Tuất 2018 - 01/02/2018 07:37
- Thị trường Tết: Lo ngại chất lượng thực phẩm ‘nhà làm’ - 30/01/2018 04:33
- Kiểm soát thực phẩm: Cần phải an toàn từ gốc - 23/01/2018 04:24
- Nỗi lo thực phẩm ‘bẩn’ dịp cận Tết - 19/01/2018 07:38
Các tin khác
- Số vụ vi phạm ATTP bị xử lý hình sự sẽ tăng mạnh - 14/12/2017 08:42
- Tuần lễ An toàn Thực phẩm Tết 2018 - 12/12/2017 07:39
- Chính phủ và các Hội Phụ nữ, Nông dân ký chương trình phối hợp về thực phẩm an toàn - 03/11/2017 09:20
- Thí điểm thành lập BQL An toàn thực phẩm TP Đà Nẵng - 29/08/2017 03:19
- Bố trí phương tiện kiểm tra nhanh thực phẩm tại chợ - 24/07/2017 06:39