Các nhà khoa học khuyến cáo, trước khi tìm ra loại nồi cơm điện mới, người tiêu dùng nên áp dụng vợt lọc cà phê để nấu cơm nhằm hạn chế độc tố asen.
Thông thường, gạo có hàm lượng asen vô cơ nhiều gấp 10 lần so với các loại thực phẩm khác. Ảnh: Daily Mail
Daily Mail đưa tin, các nhà nghiên cứu tại Anh đã tìm thấy các chất hóa học độc tố trong sản phẩm lúa vào gạo được bán ở quốc gia này ở mức độ thế thể gây nguy hiểm cho trẻ em. Các hóa chất thẩm thấu vào gạo do những chất ô nhiễm công nghiệp và thuốc trừ sâu được sử dụng trong quá trình trồng và chăm bón. Chúng có thể thấm sâu vào lòng đất trong nhiều thập kỷ.
Ngày nay, các nhà khoa học phát hiện, nấu cơm trong vợt lọc cà phê, không phải nồi nấu cơm có thể xả thành công 85% độc tố trong gạo. Ủy ban châu Âu đang thiết lập giới hạn an toàn để giảm lượng asen ở mức cho phép trong sản phẩm lúa và gạo.
Tuy nhiên, thành viên của viện nghiên cứu tại đại học Queens ở Belfast cho biết, mọi gia đình nên hành động để bảo vệ trẻ em bằng phương pháp chế biến cà phê cho gạo.
Andy Meharg, chuyên gia hàng đầu về lúa ô nhiễm tại Anh kiêm giáo sư khoa học thực vật và đất đai tại trường đại học Queens, khẳng định, bà cũng ngăn cấm con cái ăn một số sản phẩm liên quan đến gạo vì hàm lượng asen không đảm bảo.
Thông thường, gạo có hàm lượng asen vô cơ nhiều gấp 10 lần so với các loại thực phẩm khác. Cơ quan thực phẩm tiêu chuẩn châu Âu báo cáo, những người tiêu thụ nhiều gạo sẽ đối mặt với nồng độ độc tố rất cao.
Các bác sĩ cho biết, việc tiếp xúc mãn tính với độc tố có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho người tiêu dùng, gồm cả vấn để phát triển cơ thể, bệnh tim, tiểu đường và tổn thương hệ thần kinh, đặc biệt là ung thư phổi và bàng quang.
Giáo sư Meharg nhấn mạnh, phương pháp nấu cơm cơ bản trong nồi sẽ khiến asen chuyển vào nước và ngấm ngược lại vào gạo. Ngược lại, nấu trong vợt lọc cà phê, cho nước nóng nhỏ giọt qua gạo sẽ giúp tẩy rửa đi chất gây ô nhiễm. Theo thống kê, phương pháp mới sẽ giảm 57% lượng asen với tỷ lệ 12 phần nước cho 1 phần gạo, trong một số trường hợp sẽ giảm nhiều như 85%.
Kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí Plos One. Các nhà khoa học khuyến cáo, trước khi tìm ra loại nồi cơm điện mới, người tiêu dùng nên áp dụng vợt lọc cà phê để nấu cơm nhằm hạn chế độc tố asen. Ảnh: Daily Mail.
"Đây là một bước đột phá quan trọng, cung cấp giải pháp trước mắt để giảm nồng độ asen vô cơ trong chế độ ăn uống", giáo sư khẳng định.
Đội nghiên cứu của Belfast đang điều tra phương pháp mới này để tạo ra loại nồi cơm điện mới để giảm tất cả các chất gây ô nhiễm, cũng có thể bao gồm cả chì. Họ cho hay, sản phẩm này sẽ hữu ích tại nhiều nước như Bangladesh, quốc gia có gạo và nước bị ô nhiễm.
Các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm vào năm 2014, 47 trên 81 sản phẩm gạo được bán tại Anh có mức asen lớn hơn giới hạn cho phép của Liên minh châu Âu.
Đối tượng nghiên cứu là tất cả các loại ngũ cốc ăn sáng phổ biến, các sản phẩm dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Mức thạch tín trong gạo là khác nhau tùy theo loại, nước sản xuất và điều kiện phát triển.
Gạo nâu có nồng độ asen cao hơn vì chất hóa học có thể tồn tại ở lớp vỏ bên ngoài hoặc cám. Người tiêu dùng có thể hạn chế bằng cách xay xát để sản xuất gạo trắng.
Theo kết quả điều tra của Cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm, nồng độ chất độc hại này cũng cao hơn trong các sản phẩm sữa gạo. Vì thế, cha mẹ không nên cho trẻ uống sữa gạo.
Theo Người tiêu dùng
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Nghẹn lòng kêu oan với tin đồn luộc ngô bằng… bột thông cống - 30/07/2015 04:04
- Sức khỏe suy giảm vì không biết quy trình dùng trứng - 30/07/2015 03:52
- TP HCM: Phát hiện 3 cơ sở sản xuất bì lợn bẩn - 30/07/2015 02:12
- Phát hiện hóa chất gây ung thư trong một số loại dầu ăn - 29/07/2015 11:09
- Trái cây nào độc hại nhất hiện nay? - 29/07/2015 02:44
Các tin khác
- Dưa vàng bán tràn lan: Loạn nguồn gốc xuất xứ - 28/07/2015 23:29
- Gần 1 tấn gà thối "núp bóng" hành khách tiến vào Thủ đô - 27/07/2015 06:26
- Vỏ lạp xưởng làm từ...nhựa tái chế? - 27/07/2015 04:22
- Bắt quả tang hai cơ sở bơm hóa chất vào tôm - 27/07/2015 01:15
- 2 người tử vong vì sushi không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm - 26/07/2015 20:53